• Xưởng sửa chữa máy địa vật lý

    Xưởng có nhiệm vụ chính là bảo dưỡng, sửa chữa và hiệu chỉnh các máy móc thiết bị điện tử phục vụ cho các đơn vị trong Xí nghiệp địa vật lý giếng khoan. Ngoài ra xưởng còn nghiên cứu đưa vào ứng dụng và phát triển công nghệ tin học trong công tác địa vật lý

  • Trung tâm Phân tích và Xử lý số liệu

    Có nhiệm vụ đánh giá chất lượng tài liệu do Xí nghiệp Địa vật lý thực hiện.

  • Đội công nghệ cao

    Khảo sát địa vật lý tổng hợp trong giếng đang khoan. Đo địa vật lý tổng hợp, bắn mìn.

  • Đội Kiểm tra công nghệ khai thác

    Có nhiệm vụ là đo khảo sát và kiểm tra công nghệ khai thác trong các giếng khai thác và bơm ép.

  • Đội Carota khí

    Đội Carôta khí có nhiệm vụ chính là khảo sát carota khí, cung cấp kịp thời các số liệu để xác minh trữ lượng, tình trạng các giếng khoan.

  • Đội thử vỉa

    Đội có nhiệm vụ thử vỉa ở các giếng khoan nhằm định hướng cho công tác khoan, xác định tình trạng và đo vỉa, cung cấp thông tin để xác định trữ lượng công nghiệp của giếng

L&TD

LOGGING & TESTING DIVISION

Đồng bộ hóa hệ thống đo độ sâu của trạm Mud-Logging với Tổ hợp đo MEMORY KASKAD-A

Mô tả giải pháp:

1.Tình trạng công việc về vấn đề đang được xem xét trước khi tạo ra giải pháp (Mô tả những nhược điểm của đối tượng hiện hành kèm theo bảng, sơ đồ, hình vẽ,… trong trường hợp cần thiết).

Trong phương pháp đo tổ hợp Memory Kaskad của hãng Tver, các máy giếng được nuôi bằng Pin và được đưa xuống giếng khoan bằng chính cần khoan. Trong quá trình đo ghi, dữ liệu địa vật lý của tổ hợp đo sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ flash theo thời gian thực với bước thời gian xác định (mặc định 500ms) và chế độ đo đã được lập trình trước đó. Đồng thời với quá trình đo địa vật lý bằng cần khoan theo thời gian, trên bề mặt ta cũng tiến hành đo độ sâu theo thời gian thông qua hệ thống đo ghi độ sâu độc lập EMR như hình sau

Hinhsksc_2

Trong đó:

  •  Bộ đo độ sâu riêng EMR.
  •  ‚Cảm biến sức căng.
  •  ƒMóc đầu trâu.
  •   Cần khoan.
  •  …Cáp tự cuốn đo độ sâu EMR.
  •  †Tời khoan.
  •  ‡Sàn khoan.
  •  ˆMáy tính xử lý và ghi độ sâu theo thời gian.
  •  ‰Bảng đo độ sâu PKK–1A.

Dữ liệu độ sâu được đo theo nguyên tắc tương tự như của trạm Carota khí (Mudlogging) tức là:

Độ dài tính theo phương thẳng đứng của từng cần khoan sẽ được cộng dồn (hoặc trừ dần) trở thành độ sâu đo carota . Trong đó điểm tiếp hoặc tháo cần sẽ được nhận dạng qua sự thay đổi rõ rệt của tải trọng được đo bởi Loadcell. Độ dài của từng cần đo được bởi encoder lắp trong khối đo độ sâu độc lập EMR: Độ dài L tăng khi cuộn cáp riêng được kéo ra bởi Hook và độ dài giảm khi Hook thả xuống, cuộn cáp riêng tự động cuộn lại bởi motor tự động cuốn. Lưu ý độ sâu sẽ là tổng độ dài từng cần theo phương thẳng đứng H, theo hình sau:

Kết hợp các dữ liệu địa vật lý theo thời gian lấy ra từ bộ nhớ flash với dữ liệu độ sâu theo thời gian có được từ hệ thống ghi độ sâu độc lập nói trên ta được dữ liệu các đường cong địa vật lý theo độ sâu.

Hiện tại, để tiến hành đo tổ hợp Memory, đội đo cần phải tiến hành lắp đặt hệ thống đo ghi độ sâu độc lập. Việc lắp đặt bao gồm lắp đặt đầy đủ cảm biến tải trọng Loadcell, lắp ráp hệ thống đo độ sâu độc lập trên tháp khoan và sàn khoan (như hình trên). Công việc sẽ gặp nhiều khó khăn và hệ thống EMR chiếm dụng một phần đáng kể mặt bằng làm việc quanh giếng khoan. Hơn nữa, do hoạt động trong môi trường sàn khoan có nhiều dung dịch và nước phun bẩn, nên dễ gây ảnh hưởng xấu đến các thiết bị điện tử của bộ EMR. Trên thực tế, trong quá trình đo Memory tại giếng 318-RP3 vừa qua, bộ đo độ sâu độc lập đã không hoạt động được, ảnh hưởng đến chất lượng tài liệu đo cuối cùng.

2. Nội dung của giải pháp đưa ra (Mục đích, bản chất, tính ưu việt của giải pháp kèm theo những tài liệu phù hợp dạng bảng, sơ đồ, hình vẽ,…trong trường hợp cần thiết)

Trước tình trạng đó, nhận thấy tính chất tương tự của hệ thống đo độ sâu độc lập EMR nói trên so với hệ thống đo độ sâu đã hoạt động hiệu quả của các trạm Mud-Logging, nhóm tác giả đã mạnh dạn đề xuất giải pháp: “Đồng bộ hóa hệ thống đo độ sâu của trạm Mud-Logging với Tổ hợp đo MEMORY KASKAD-A” để có thể sử dụng “Hệ thống đo độ sâu của các trạm Mud-Logging” như một hệ thống đo độ sâu độc lập EMR.

Trong thực tế, dữ liệu đo độ sâu của trạm Mud-Logging được lưu trữ 24/7 và hầu như luôn cùng hoạt động với Kíp khoan. Do đó ta sẽ luôn có được dữ liệu đo độ sâu theo thời gian từ các trạm đo Mud-Logging này khi tiến hành đo tổ hợp Memory. Qua quá trình nghiên cứu chi tiết, nhóm tác giả nhận thấy: Để giải quyết được bài toán đưa ra, cần phải khắc phục các dị biệt, tức là đồng bộ hoá các thông số sau

  1. 1) Trên thực tế  các bản ghi dữ liệu kết xuất trực tiếp (Export)  từ các trạm Carota khí (Geoservices, Schlumberger, Baker Hughes,...) là dạng dữ liệu chỉ được cập nhật khi có một thông số đo nào đó thay đổi (bao gồm cả kênh độ sâu). Do đó tồn tại rất nhiều đoạn dữ liệu trong đó bước thời gian cách rất xa nhau, có khi lên đến 10s; trong khi yêu cầu của hệ thống Memory Kaskad có bước thời gian chỉ từ 0.5s đến 1s.
  2. 2) Dữ liệu đầu ra của trạm Geoservices, Schlumberger có định dạng *.asc hoặc *.txt chưa tương thích với định dạng yêu cầu của công cụ Mservices.
  3.  3) Trên thực tế, do thời gian thực tế trong các hệ thống đo khác nhau không hoàn toàn trùng nhau và sự sai khác này ảnh hưởng mạnh đến chất lượng tài liệu. Do thời gian được dùng để làm trục liên kết giữa các đường dữ liệu và độ sâu nên sự sai biệt này sẽ làm sai lệch dữ liệu các đường cong theo độ sâu.

Hình 1. Các đoạn không đổi do thời gian của hai hệ thống bị chênh lệch

Hình 2. Dữ liệu siêu âm khi liên kết đúng thời gian giữa các hệ thống

Để phục vụ cho việc đồng bộ hoá hệ thống, nhóm tác giả tạo ra một công cụ chuyển đổi phục vụ cho công tác đồng bộ hoá.

Giao diện như trên hình 3:

Hình 3. Giao diện công cụ chuyển đổi

Trong đó dữ liệu đầu vào có dạng *.asc được xuất ra từ trạm Geoservices, Schlumberger có định dạng yêu cầu như hình 4.

Hình 4. Định dạng của dữ liệu dạng *.asc xuất ra từ trạm Geoservices, Schlumberger 

Module chuyển đổi cho phép người dùng xem các thông số sau:

- Thời gian bắt đầu , thời gian kết thúc.

- Độ sâu bắt đầu, độ sâu kết thúc.

- Bước ghi theo thời gian và theo độ sâu.

Các tham số cho phép lựa chọn và xử lý:

- Chọn lựa các đường cong cần xử lý như là thời gian, độ sâu, sức căng…

- Khoảng thời gian cần dịch (Shift time (ms)).

- Bước ghi step (ms).

Kết quả áp dụng:

              Công cụ chuyển đổi định dạng dữ liệu độ sâu theo thời gian kết hợp với công cụ Mservice để tạo ra các kênh đo địa vật lý theo độ sâu thông qua các bước chính sau:

  1. Chuyển đổi dữ liệu xuất ra từ trạm MudLogging sang định dạng thích hợp với công cụ xử lý Mservice.
  2. Download dữ liệu dạng *.cof  từ máy giếng.
  3. Dùng công cụ Mservice chuyển đổi dữ liệu dạng *.cof sang định dạng *.LIS theo thời gian.
  4.  Cuối cùng dùng công cụ Mservice kết hợp dạng dữ liệu *.LIS theo thời gian và dữ liệu độ sâu theo thời gian để có được kênh dữ liệu *LIS theo độ sâu sau cùng.

Tài liệu kênh đo AK theo độ sâu

Tài liệu kênh đo GR theo độ sâu

Tài liệu kênh đo BK theo độ sâu

Tài liệu của giếng 318_RP3 của giếng 318_RP3 bao gồm kênh xạ (GK), điện (BK) và siêu âm (AK) sau các bước xử lý. Xem tài liệu đính kèm.

3. Lĩnh vực và phạm vi áp dụng giải pháp nêu trên (nêu rõ lĩnh vực và nơi áp dụng: Phân xưởng, xưởng, căn cứ, công trình,….thuộc đơn vị nào).

Giải pháp “Đồng bộ hóa Hệ thống đo độ sâu của trạm Mud Logging kết hợp với Hệ thống thiết bị đo MEMORY KASKAD-A, phục vụ trực tiếp cho các Đội đo carota Memory của xí nghiệp địa vật lý GK - Vietsovpetro nhằm tiến công tác đo địa vật lý theo phương pháp Memory ngoài giàn khoan khi các phương pháp đo qua cáp không thể tiến hành được.

Nhóm tác giả : Nguyễn Xuân Quang, Tạ Tương Hoan, Nguyễn Hữu Triết, Vũ Anh Đức, Lê Mạnh Cường.


Quản lý online

Liên kết nội bộ

Giá dầu