• Xưởng sửa chữa máy địa vật lý

    Xưởng có nhiệm vụ chính là bảo dưỡng, sửa chữa và hiệu chỉnh các máy móc thiết bị điện tử phục vụ cho các đơn vị trong Xí nghiệp địa vật lý giếng khoan. Ngoài ra xưởng còn nghiên cứu đưa vào ứng dụng và phát triển công nghệ tin học trong công tác địa vật lý

  • Trung tâm Phân tích và Xử lý số liệu

    Có nhiệm vụ đánh giá chất lượng tài liệu do Xí nghiệp Địa vật lý thực hiện.

  • Đội công nghệ cao

    Khảo sát địa vật lý tổng hợp trong giếng đang khoan. Đo địa vật lý tổng hợp, bắn mìn.

  • Đội Kiểm tra công nghệ khai thác

    Có nhiệm vụ là đo khảo sát và kiểm tra công nghệ khai thác trong các giếng khai thác và bơm ép.

  • Đội Carota khí

    Đội Carôta khí có nhiệm vụ chính là khảo sát carota khí, cung cấp kịp thời các số liệu để xác minh trữ lượng, tình trạng các giếng khoan.

  • Đội thử vỉa

    Đội có nhiệm vụ thử vỉa ở các giếng khoan nhằm định hướng cho công tác khoan, xác định tình trạng và đo vỉa, cung cấp thông tin để xác định trữ lượng công nghiệp của giếng

L&TD

LOGGING & TESTING DIVISION

Hệ thống thiết bị ngầm đáy biển (P1)

 Các loại giàn khoan nổi: Hệ thống chống phun (Blow out preventer-BOP)được đặt ở đáy biển. 

         

I.Hệ thống an toàn ngầm SUB SEA

I.Phải bắt buộc

Được lắp đặt trên giàn khoan nổi trong suốt thời gian thử vỉa bao gồm :

1. Van đầu giếng ngầm thử vỉa (SubSea Test Tree SSTT)

2. Van khóa trong cần (Lubricator Valve)

II. Chức năng cơ bản

  •  Khi xét đến vấn đề an toàn trên giàn khoan nổi trong quá trình thử vỉa thì có hai chức năng chính được xét đến đầu tiên: Tách bộ cần khỏi giếng và đóng van trong cần lại.
  • Hệ thống an toàn ngầm thử vỉa được thiết kế đáp ứng hai thông số cơ bản trên:
  • Có khả năng tách nhanh bộ cần thử trong mọi thời gian dù có hoặc không có hệ thống điều khiển bằng thủy lực. Việc tách rời này vẫn không ảnh hưởng đến an toàn của giếng khoan
  • Van ngầm SUBSEA phải có khả năng đóng lại trong mọi điều kiện. Nếu hệ thống điều khiển thủy lực bị mất thì van cũng phải đóng lại được dù trong cần đang có cáp địa vật lý hay ống gọi dòng Nito (Coiled Tubing)

 

II.Cấu hình cơ bản SSTT trong BOP

1. Sub Sea Test Tree

SSTT dùng như một van chính tạm thời trong quá trình thử vỉa trên giàn khoan nổi. SSTT được đặt bên trong Blow Out Preventer (BOP) ngay đáy biển. Thiết bị bao gồm 2 phần : phần van(valve section) và phần tách rời(latch section)

  • 2 phần chính của SSTT bao gồm :

    - Valve section - phần van: Gồm 2 bộ phận hoạt động bằng thủy lực để đóng hoặc mở. Đó là valve cửa Flapper Valve và van bi Ball Valve thường đóng nhờ lực lò xo và lực nén của buồng Nito. Nhờ lực của buồng Nito nên có thể cắt đứt cáp địa vật lý hoặc ống gọi dòng coiled tubing (nếu trong giếng có các thiết bị đó)

    - Latch section - phần tách: Gồm phần piston vận hành van cửa (flapper) và các vòng làm kín (molded seals). Thiết bị này được thiết kế tách rời nhanh khỏi SSTT trong trường hợp khẩn cấp. Nó cũng cho phép kết nối lại với SSTT nhanh với sự ổn định của hệ thống điều khiển thủy lực như lúc đầu

    - Áp suất điều khiển thủy lực được truyền qua 4 đường dẫn từ hệ thống điều khiển trên bề mặt xuống SSTT. Các đường dẫn thủy lực này bao gồm:

  • Control Line - Đường mở van: Điều khiển việc mở van cửa (Flapper) và van bi
  • Balance Line - Đường cân bằng: Trợ giúp van bi và van flapper đóng và cung cấp lực phụ trợ khi cần thiết
  • Latch Line - Đường tách: Đây là thiết bị được tách ra hoặc kết nối nhanh với phần bi khi cần thiết
  • Chemical Injection Line: - Đường bơm hóa chất: Dùng để bơm hóa chất vào trong SSTT khi cần thiết

Phần tách                                      Phần van bi

(còn tiếp)

Quản lý online

Liên kết nội bộ

Giá dầu