• Xưởng sửa chữa máy địa vật lý

    Xưởng có nhiệm vụ chính là bảo dưỡng, sửa chữa và hiệu chỉnh các máy móc thiết bị điện tử phục vụ cho các đơn vị trong Xí nghiệp địa vật lý giếng khoan. Ngoài ra xưởng còn nghiên cứu đưa vào ứng dụng và phát triển công nghệ tin học trong công tác địa vật lý

  • Trung tâm Phân tích và Xử lý số liệu

    Có nhiệm vụ đánh giá chất lượng tài liệu do Xí nghiệp Địa vật lý thực hiện.

  • Đội công nghệ cao

    Khảo sát địa vật lý tổng hợp trong giếng đang khoan. Đo địa vật lý tổng hợp, bắn mìn.

  • Đội Kiểm tra công nghệ khai thác

    Có nhiệm vụ là đo khảo sát và kiểm tra công nghệ khai thác trong các giếng khai thác và bơm ép.

  • Đội Carota khí

    Đội Carôta khí có nhiệm vụ chính là khảo sát carota khí, cung cấp kịp thời các số liệu để xác minh trữ lượng, tình trạng các giếng khoan.

  • Đội thử vỉa

    Đội có nhiệm vụ thử vỉa ở các giếng khoan nhằm định hướng cho công tác khoan, xác định tình trạng và đo vỉa, cung cấp thông tin để xác định trữ lượng công nghiệp của giếng

L&TD

LOGGING & TESTING DIVISION

Phương pháp địa chấn dọc thành giếng khoan - VSP(Phần 3)

6. THU (Tension head Unit): bộ đo sức căng đầu nối, được lắp ngay trên TAS

7. Cáp: cáp 7 ruột, về phần điện nó được bố trí như sau:
- Cả 6 ruột để truyền dòng nuôi DC
- 1 và 4 truyền Downlink
- 2,5 và 3,6 để truyền Uplink

8. GPP (Geochain Power Pane): dùng để cấp nguồn nuôi máy, gồm 2 khối chính
- WIB: (Wireline interface box): là bộ biến thế được dùng để tách nguồn DC, các tín hiệu Uplink và Downlink
- Phần nguồn: để cấp nguồn DC. Nó được làm việc theo chế độ ổn dòng và ổn áp.

9. GSP (Geochain System Panel): Bảng đo và điều khiển. Các chức năng chính theo sơ khối:

VSP8.png



- Thu nhận số liệu đã được mã hoá và điều biến từ dưới máy
- Điều khiển bắn nổ nguồn đơn, có thể nối bằng cáp trực tiếp đến thiết bị nổ
- Phát xung clock để đồng bộ thiết bị, nối với encorder
Dùng để điều khiển trực tiếp relay của các thiết bị bên ngoài và nhận vào các tín hiệu trạng thái từ ngoài vào
- Có nhiều tấm mạch DSI (4 hoặc 8 ), mỗi tấm có 2 mạch ADC 24 bit. với hệ máy truyền lên là tín hiệu analog thì có thể dùng tối đa là 2 máy. Với hệ máy số Geochain thì chỉ cần một kênh để ghi tín hiệu của hydro phone.
- Giao tiếp với máy tính.

VSP9.png


10. RSS: bảng điều khiển nguồn nổ.
- Dùng để điều khiển nguồn nổ và nhận các tín hiệu trạng thái của thiết bị nổ và tín hiệu hydrophone để truyền về GSP.
- Có thể đồng thời điều khiển 4 nguồn nổ.
- Nguồn nổ hiện dùng là loại nguồn hơi 150 in khối.
- Hydrophone thường được đặt trên nguồn nổ khoảng 1 M. Tín hiệu hydrophone cùng với các tín hiệu về áp suất của nguồn nổ được RSS truyền về GSP.

11. Thiết bị định vị: sử dùng bộ định vị toàn cầu GPS EAGLE, vị trí của antent được truyền về thiết thiết bị thu trên giàn bằng sóng VHF.

IV. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
- Dòng nuôi toàn bộ thiết bị máy giếng: 1.2 đến 1.5A, thường thì dùng khoảng 1.3A là đủ cho TEC làm việc và đủ điện áp để nuôi phần điện tử. Điện áp cấp sẽ phụ thuộc vào tải của mạch dòng. Đây là một dấu hiệu để kiểm tra.

- Cấp dòng nuôi ở chế độ ổn áp. Nếu ổn dòng thì có vấn đề là mạch ổn dòng sẽ liên tục điều khiển mỗi khi có nhiễu nhỏ, việc này sẽ gây nhiễu trên đường truyền.

- Mỗi lần cấp nguồn GPP sẽ thực hiện việc tự kiểm tra mạch ngoài. Việc kiểm tra như sau:
+ Đầu tiên nó phát ra điện áp 60VDC, nếu dòng >25mA thì sẽ báo là mạch ngoài bị ngắn mạch.
+ Nếu kiểm tra ngắn mạch tốt thì nó sẽ cấp điện áp120 VDC, nếu dòng nhỏ hơn 25mA thì sẽ báo hở mạch.
+ Nếu việc kiểm tra cho kết quả tốt thì sẽ cáp nguồn theo giá trị của biến trở đặt dòng và áp.

- Phần mềm cho phép thực hiện chức năng Cable equlisation, đầu tiên sẽ reset lại máy giếng sau đo để đảm bảo các máy được đồng bộ với nhau, hệ thống sẽ căn cứ vào tín hiệu chuẩn được phát lên để điều chỉnh gain trong mạch thu downhole data. Kết quả thu được sẽ phản ánh mức độ phân tách của các số liệu truyền lên, và được ghi và file số liệu. Việc điều chỉnh này thực chất để phù hợp với trạng thái hiện tại của cáp và máy. Có thể thực hiện nhiều lần trong khi đo.

- Kiểm tra thiết bị: geochain cho phép kiểm tra sự làm việc của máy giếng, cả TAS và các ASR, bằng cách ra lệnh máy giếng phát ra các tín hiệu kiểm tra và hệ thống sẽ ghi lại bằng chính chương trình đo. Phần mềm cung cấp các công cụ biểu diện, phân tích qua đó cho phép người sử dụng đánh giá trạng thái của thiết bị đồng thời có các báo cáo kèm theo. Các tín hiệu này gồm có:

+ TAS sin: TAS sẽ phát ra tín hiệu hình sin
+ TAS zero: TAS phát ra tín hiệu có giá trị zero
+ DIGITIZER sine: các máy phát ra tín hiệu hính sin
+ Noise: đầu vào của các phần thu để hở, tín hiệu đầu vào sẽ được truyền lên
+ E-pulse: đầu vào của phần thu để hở, digitiger phát ra 1 xung có độ rộng xác định
+ Pulse all: giống như e-pulse nhưng đã nối đầu vào với các bộ thu
+ Pulse Z,X,Y: kích thích các sensor tương ứng của các máy

- Quá trình theo dõi dòng đóng mở càng: đầu tiên sẽ có xung dòng lớn, TAS sẽ bỏ qua thời điểm này, tiếp theo dòng đóng mở sẽ phụ thuộc vào tải của mô tơ. Giá trị dòng nuôi được thể hiện ở dạng đồ thị.

- Có thể điều khiển đồng thời 16 máy đóng mở càng, nếu lớn hơn thì TAS sẽ điều khiển để việc đóng mở của một số máy nào đó để dòng tổng không quá lớn. Thường thì mở từ dưới lên, đóng từ trên xuống

- Cơ chế fail safe:
+ Cơ chế theo cơ khí: dùng clutch và dùng shear pin
+ Cơ chế điện tử: Sau 2 phút nếu không nhận được lệnh từ trên xuống thì TAS sẽ tự động điều khiển việc đóng càng. Bình thường cứ 9 giây thì GSP lại đẩy lệnh idle xuống. Ngoài ra còn có cơ chế nếu sau 5 phút ASR không nhận được lệnh của TAS thì cũng tự đóng càng.

- Các cấu hình điều khiển nguồn nổ:
+ Khi dùng bộ điều khiển nguồn nổ ở trong GSP
+ Khi dùng bảng điều khiển nguồn nổ RSS
+ Khi dùng nguồn nổ ở xa
+ Khi dùng nguồn nổ ở xa và bảng khiển nguồn nổ RSS ra lệnh để ghi số liệu

- Qui trình đo:
+ Thả máy đến độ sâu cần khảo sát
+ Mở càng
+ Ra lệnh ghi, có thể ghi tự động khi đó hệ thống sẽ tự động điều khiển nổ và ghi với 1 số lần đặt trước, hoặc ghi bằng tay khi đó mỗi lần ra lệnh thì hệ thống sẽ thực hiện việc bắn nổ và ghi 1 lần.
+ Thu càng và kéo đến điểm kế tiếp.

V. ĐÁNH GIÁ:

VSP10.png


Để khai thác bộ thiết bị một cách có hiệu quả cả trong công việc đo đạc và xử lý. Còn rất nhiều vấn đề cần được nghiên cứu kỹ. Ví dụ như:
1. Ảnh hưởng của các mặt phản xạ nghiêng, cong, đứt gãy,…, mức độ đối lập về trở kháng âm giữa các lớp để có thể phát hiện được trên VSP.
2. Các ứng dụng cụ thể của VSP và việc lựa chọn mô hình khảo sát.
3. Các loại nhiễu, các sóng khác sinh ra trong quá trình truyền sóng địa chấn, các biện pháp để hạn chế nhiễu ngoài thực địa, cơ sở đánh giá chất lượng tài liệu.
4. Các bước xử lý sơ bộ, chương trình xử lý, việc xây dựng phần mềm có theo các module có sẵn hoặc xây dựng các module riêng.
5. Kết nối, khai báo và điều khiển hệ thống định vị ứng với các mode khảo sát
6. Khả năng sửa chữa, thay thế, điều chỉnh các thiết bị
7. Việc tổ chức thực hiện các dịch vụ phức tạp

NXQ

Quản lý online

Liên kết nội bộ

Giá dầu